Mô hình cốc tay cầm là gì? Mô hình cốc tay cầm ngược

Mô hình cốc tay cầm – Cup and Handle Pattern là một trong những mô hình được quan tâm nhất của các Trader. Không chỉ là những nhà đầu tư theo phân tích kỹ thuật mà còn cả những nhà đầu tư phân tích cơ bản. Điều đó cho thấy cơ hội sinh lời cho nhà đầu tư khi mô hình này xuất hiện là rất nhiều. Bài viết này của TopTradingViet sẽ giúp các bạn nhận diện mô hình cốc tay cầm sớm nhất để có thể đầu tư sinh lời tối đa!

Mô hình cốc tay cầm là gì?

Mô hình cốc tay cầm là mô hình dùng để nắm bắt sự bùng nổ và đột phá của giá trong Forex hay chứng khoán. Mô hình cốc tay cầm còn được các Trader biết đến với tên gọi Cup and Handle Pattern. Vào năm 1998, huyền thoại đầu tư người Mỹ – William J.O’Neil tìm ra. Sở dĩ, mô hình có tên gọi như vậy là do nó có hình dạng giống cái cốc và tay cầm. Đây là một mô hình phân tích kỹ thuật khá thông dụng và nhiều nhà giao dịch đánh giá cao.

Mô hình cốc tay cầm là gì
Mô hình cốc tay cầm là gì?

Các thành phần chính của mô hình cốc tay cầm

Khi các bạn vừa nghe qua tên là mô hình này. Các bạn chắc sẽ đoán được là mô hình gồm 2 thành phần là cốc và tay cầm.

  • Phần cốc: Có thể là chữ U hoặc chữ V. Sau quá trình tuột giá và tích lũy thì giá cổ phiếu bắt đầu tăng trở lại.
  • Phần tay cầm: Khi giá tạo đỉnh nhiều nhà đầu tư sẽ bán ra chốt lời khiến cho giá cổ phiếu giảm tạo thành vùng điều chỉnh. Khi lượng cổ phiếu bán ra thì chiến thắng sẽ thuộc về phe mua. Khi đó giá bắt đầu tăng mạnh lên và hoàn thành mô hình này.

Đặc điểm của mô hình cốc tay cầm

  • Đầu tiên, điều này rất quan trọng là bên trái cốc phải có một đợt tăng giá ít nhất 30%.
  • Tiếp theo, thời gian hình thành cốc và tay cầm kéo dài trong khoảng 7 đến 65 tuần.
  • Thứ ba, độ sâu của cốc thông thường là khoảng từ 12% đến 15%. Có thể sâu hơn nhưng không được quá 50%.
  • Cốc hình chữ V sẽ không đáng tin bằng cốc hình chữ U.
  • Đỉnh bên phải và trái của cốc có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.
  • Cuối cùng là phần tay cầm:
    • Thời gian hình thành khoảng 1-2 tuần để loại bỏ những nhà đầu tư không dám liều lĩnh.
    • Khối lượng giao dịch nhỏ hoặc cạn kiệt luôn thì càng tốt.
    • Một điều quan trọng nữa của tay cầm là phải nằm trên nửa cốc và trên đường MA200.
    • Khi break out khỏi tay cầm thì khối lượng sẽ tăng 40% đến 50%.

Điểm mua vào, chốt lời và cắt lỗ của mô hình cốc tay cầm

Điểm mua vào, chốt lời và cắt lỗ
Điểm mua vào, chốt lời và cắt lỗ của mô hình cốc tay cầm
  • Điểm mua vào: Mua vào khi giá của cổ phiếu đang ở đáy của tay cầm hoặc khi giá cổ phiếu vừa vượt khỏi đỉnh của tay cầm và không mua đuổi khi quá 5%.
  • Chốt lời: Bán ra khi cổ phiếu có dấu hiệu đặt đỉnh hoặc bán từng phần khi đạt kì vọng của bạn.
  • Cắt lỗ: Không có gì là chắc chắn 100% cả, bạn nên đặt ra những nguyên tắc cắt lỗ cho riêng mình ví dụ như giá giảm 10% so với giá mua.

Mô hình cốc tay cầm ngược

Mô hình cốc tay cầm ngược là một biến thể của  mô hình cốc tay cầm thông thường nhưng nó theo chiều ngược lại.

Cấu tạo của mô hình cốc tay cầm ngược

Thành phần của mô hình cốc tay cầm cũng bao gồm hai phần là cốc và tay cầm. Khi cổ phiếu đi lên. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán cổ phiếu ra để chốt lời khiến cho giá cổ phiếu đi xuống tạo thành cái cốc ngược (Cốc cũng có thể là chữ U hoặc V ngược).

Khi lượng chốt lời hết, số lượng bán cổ phiếu ra giảm dần, nhiều nhà đầu tư sẽ mua vào gom cổ phiếu vì nghĩ giá sẽ tăng làm cho giá cổ phiếu tăng lên một ít làm hình thành tay cầm. Tuy nhiên, lượng mua cũng không quá nhiều, giá cổ phiếu không thể tăng lại, các nhà đầu tư cảm thấy chán nản và muốn bán cổ phiếu. Họ quyết định bán cổ phiếu ra với khối lượng nhiều khiến giá tụt qua khỏi tay cầm.

Cấu tạo của mô hình cốc tay cầm ngược
Cấu tạo của mô hình cốc tay cầm ngược

Điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ của mô hình cốc tay cầm ngược

  • Tín hiệu của mô hình sẽ là một đợt giảm giá mạnh qua phần tay cầm, bạn nên thực hiện giao dịch bán ra.
  • Cắt lỗ: bạn nên thực hiện cắt lỗ khi giá đạt đỉnh của phần tay cầm.
  • Chốt lời: Mô hình này báo hiệu một xu hướng giảm mạnh nên nếu bạn vẫn còn nắm giữ cổ phiếu khi giá tụt qua khỏi phần tay cầm thì bạn đừng nghĩ đến chốt lời nữa. Thay vào đó, bạn nên thực hiện lệnh bán cổ phiếu ra càng nhanh càng tốt.

Một số điểm hạn chế của mô hình cốc tay cầm ngược

  • Như mình đã nói thì mô hình cốc tay cầm ngược hình thành từ 7 tuần đến 65 tuần nên điểm hạn chế đầu tiên của mô hình là thời gian hình thành rất dài.
  • Cũng giống như mọi mô hình khác, để tăng phần trăm chiến thắng thì phải kết hợp với một số mô hình khác.

>>> Tìm hiểu: Đâu là mô hình nến đảo chiều PTKT hiệu quả?

Lời kết

Như vậy, thông qua bài viết này của TopTradingViet, các bạn đã biết thêm một mô hình rất được chú ý trong giao dịch Forex và chứng khoán rồi. Mô hình cốc tay cầm sẽ giúp các bạn có điểm mua và sinh lời tốt, còn mô hình cốc tay cầm ngược sẽ giúp bạn nhìn thấy được một giai đoạn giảm giá mạnh để tránh rủi ro.

Không có một mô hình hình nào đúng 100% cả, nhưng việc biết được các mô hình chắc chắn sẽ giúp bạn chủ động hơn trong các giao dịch. Vốn đầu tư là của bạn, bạn phải có những nguyên tắc hay chiến lược đầu tư cho riêng mình để đạt được mục tiêu đã đề ra khi tham gia vào thị trường.

Tổng hợp: Toptradingviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trade -